Dây chuyền lọc nước tinh khiết 350 lít/giờ
50,000,000 đ46,000,000 đ
Cấu tạo hệ thống dây chuyền lọc nước tinh khiết 350 lít/h
Thiết bị xử lý kim loại nặng
Ở đây dưới tác dụng của lớp vật liệu lọc cho phép loại bỏ các tạp chất, cặn lơ lửng đồng thời xử lý một phần hàm lượng sắt và Mn còn trong nước nguồn, nhờ tính năng đặc biệt của hạt Cozoset tạo vị cho nước. Sau đó được đưa vào cột lọc chứa than hoạt tính.
Thiết bị xử lý Cacbon
Tại đây xảy ra quá trình hấp thụ các chất độc có trong nước đồng thời loại bỏ màu, mùi, vị và các chất oxy hoá, các chất hữu cơ có trong nước là thiết bị tiền xử lý bảo vệ vật liệu cho các thiết bị nối tiếp phía sau.
Thiết bị làm mềm nước
Nước sau khi qua thiết bị xử lý than hoạt tính được đưa đến thiết bị xử lý mềm. Tại đây các thành phần làm cứng nước như Ca, Mg…được giữ lại đồng thời một số các cation khác cũng được giữ lại. Vật liệu được xử lý sau một chu kỳ hoạt động sẽ bão hoà và được phục hồi lại trạng thái ban đầu bằng việc hoàn nguyên bởi van tự động. Nước sau khi làm mềm độ cứng < 17mg/lít là cơ sở vận hành màng lọc thẩm thấu ngược (RO).
Thiết bị lọc tinh
Thiết bị lọc tinh với kích thước màng lọc cỡ 5 micron cho phép loại bỏ hoàn toàn các thành phần lơ lửng, cặn có kích thước lớn hơn làm. Làm giảm độ đục do các cặn gây lên, giúp bảo vệ màng lọc thẩm thấu ngược R.O.
Thiết bị thẩm thấu ngược
Đây là thiết bị quan trọng nhất quyết định đến chất lượng nước thành phẩm. Tại đây dưới tác dụng của áp suất thẩm thấu(được tạo ra bởi bơm cao áp) màng lọc thẩm thấu ngược loại bỏ các ion kim loại có trong nước đồng thời xử lý đến 90% các vi khuẩn có trong nước. Làm cho nước có độ tinh khiết cao. Chất lượng nước thành phẩm phụ thuộc vào áp suất thẩm thấu và chất lượng nước sau khi qua các thiết bị tiền xử lý trước RO.
Màng lọc RO
Màng lọc RO chỉ vận hành đạt hiệu quả và chất lượng cao nhất khi nước đi qua màng lọc phải đảm bảo các yêu cầu sau :Nước có độ cứng càng nhỏ càng tốt(< 17mg/l). Không có các chất oxy hoá.
Có độ trong càng lớn càng tốt và hạn chế vi khuẩn có trên màng vì khi dừng máy với thời gian lớn chính các vi khuẩn này sẽ làm hỏng màng. Đó là cơ sở để chúng tôi lựa chọn các thiết bị tiền xử lý cho RO như trên. Nước sau khi qua RO được đưa vào bể chứa nước thành phẩm.
» Xử lý tiệt trùng cấp 1 :
Nước sau khi qua RO đảm bảo hoàn toàn về mặt lý hoá của nước được xử lý bằng OZONE. Dưới tác dụng của OZONE cho phép loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn còn lại ở trong nước đảm bảo tiệt trùng tuyệt đối cho nước thành phẩm. OZONE là công nghệ tiệt trùng an toàn và hiệu quả cao trong chế biến và xử lý cho thực phẩm và đồ uống.
Bể chứa nước thành phẩm : Dùng để chứa nước qua RO và xử lý tiệt trùng cấp
Bơm cấp 2 : Làm nhiệm vụ hút nước từ bể chứa thành phẩm đẩy qua hệ thống xử lý thanh trùng cấp 2.
» Thiết bị xử lý thanh trùng cấp 2 :
được sử dụng bằng công nghệ tia UV cho phép xử lý các vi khuẩn trong nước mà không làm thay đổi chất lượng nước.
Thiết bị lọc xác khuẩn : Nước sau khi được xử lý OZONE, UV các vi khuẩn chết, xác của chúng được kết dính với nhau tạo thà nh các màng lơ lửng có kích thước trong bể chứa nước thành phẩm. Do vậy trước khi đến điểm đóng thành phẩm được đưa qua thiết bị siêu lọc. Cho phép loại bỏ hoàn toàn các xác vi khuẩn này. Đảm bảo nước thành phẩm đạt chất lượng cao nhất.
Hệ thống chiết rót : Sau khi trở thanh nước thành phẩm, nước được bơm ra hệ thống chiết rót để đóng chai, đóng bình.
Nguyên lý hoạt động của dây chuyền lọc nước tinh khiết
– Bơm đẩy tạo áp lực để đưa nước vào bộ sơ cấp. Hệ thống này có chức năng loại bỏ hoàn toàn các tạp chất có trong nguồn nước như: Bùn, đất, cặn lơ lửng các rỉ sét…. Có kích thước >= 5µm
– Nước được đưa vào cột lọc đầu tiên để loại bỏ các thành phần kim loại nặng có như Fe+, Mn+, Cu, Zn, điều chỉnh độ PH MT, giảm độ bền vững trong liên kết.
– Sau đó được chuyển sang cột hấp thụ Cacbon lọc tạp chất hữu cơ nước ở đây sẽ được lọc khử các khoáng chất độc hại, khử mùi clo, khử các mùi lạ có trong nước, hấp thụ amoniac, giải phóng Hyđrocacbon thơm và đa vòng…
– Tiếp đó nước được đưa qua cột trao đổi Catrion kết hợp cùng vale 5 cửa lọc trao đổi các ION là các hạt cation công đoạn đó có tác dụng loại bỏ thành phần làm tăng độ cứng của nước như: Ca, Mg, các chất ô nhiễm có trong nước, các kim loại nhẹ khác và làm mềm nước, làm tan vỡ các liên kết các gốc, loại bỏ hàm lượng selen, giảm các gốc muối Cl- ( clorua ).
Thùng triệt tiêu trao đổi chứa các muối có chức năng hoàn nguyên các nguyên liệu lọc trao đổi.
– Sau khi đi qua các công đoạn lọc trên, nước sạch sẽ được chuyển qua bồn trung chuyển hệ thống này có chức năng loại bỏ các loại cặn và tạp chất bẩn còn lại trong nước mà các công đoạn lọc ở trên không lọc được và loại bỏ thành phần cặn hoặc nguyên liệu bị phá vỡ các lien kết sinh ra trong công đoạn trên ( nếu có ).
– Sau khi đi qua các công đoạn lọc trên, nước sẽ được đưa vào bơm tăng áp và đẩy qua bộ lọc an toàn ( 01µm ), sau đó qua hệ thống lọc thẩm thấu ngược R.O.
– Khi nước được đưa vào hệ thống lọc RO điều khiển tự động ở đây nước được đi qua các màng lọc thẩm thấu ngược RO với kích thước lỗ lọc 0.001µm= 1 Nanomet với kích thước lỗ lọc nhỏ như vậy màng lọc RO chỉ cho phép những phân tử nước đi qua và mang theo một thành phần chất khoáng có lợi. Nước ở đây đã đạt tiêu chuẩn về phương diện hoá học theo tiêu chuẩn của Bộ y tế ( VN ).
– Sau đó nước tinh khiết được chứa ở bồn Inox, tại bồn chứa nước tinh khiết được sục O3 bằng máy Ozone để tiệt khuẩn lần thứ nhất.
– Nước tinh khiết được bơm áp lực Inox tự động chuyển tiếp sang hệ thống lọc xác khuẩn. Tại đây nước sẽ được lọc bỏ hoàn toàn các thành phần chất tạp, chất lạ có trong nước và xác vi khuẩn chết trong quá trình khử trùng lần thứ nhất.
– Nước tinh khiết được chuyển qua hệ thống đèn tiệt trùng UV tại đây nước được tiệt trùng toàn bộ vi khuẩn, đạt phương diện vi sinh.
– Dây chuyền sản xuất nước tinh khiết 350 lít/h sử dụng công nghệ Ozone tiệt trùng, khử độc công nghệ tiên tiến nhất. Với công suất 350 lít/h thì nên sử dụng máy Ozone loại 1-2g là vừa đủ.
Sau đó nước được chuyển công đoạn tráng và chiết bình hoặc chai.