5 địa chỉ xét nghiệm nước sinh hoạt tại Hà Nội

Nguồn nước đang sử dụng ở tình trạng nào? nước nhiễm gì? Mức độ ô nhiễm ra sao? Và câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm là “ Xét nghiệm nước ở đâu? Địa chỉ xét nghiệm nước sinh hoạt tại Hà Nội?” Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu các địa chỉ xét nghiệm nước uy tín tại Hà Nội, cũng như hướng dẫn cách lấy mẫu nước xét nghiệm để có kết quả chính xác nhất.

Trước tình trạng nguồn nước đang bị ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt là ở những quận huyện tại Hà Nội, không chỉ nước giếng khoan mà nguồn nước máy do các cơ sở cung cấp nước thành phố cũng đang gặp vấn đề: nước nhiễm asen, sắt phèn, mangan, canxi, amoni, chì…

Nước nhiễm hóa chất, chất độc, thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa, nước nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây bệnh. Đứng trước nguồn nước nhiễm độc đó, mỗi chúng ta cần chủ động lên phương án bảo vệ sức khỏe người thân và gia đình. Nhưng trước khi tìm ra giải pháp xử lý nguồn nước bị ô nhiễm này thì chúng ta cần phải biết.
 

Địa chỉ xét nghiệm nước sinh hoạt uy tín tại Hà Nội

Địa chỉ xét nghiệm nước sinh hoạt uy tín tại Hà Nội

Dưới đây là các địa chỉ có phòng xét nghiệm nước đã được Bộ Y Tế cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn:

1. Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam

Đ/c: Số 18 hoặc 8A Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

2. Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Hà Nội

Đ/c: 70 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội

3. Trung Tâm Dịch Vụ Khoa Học Kỹ Thuật và Y Tế Dự Phòng

Đ/c: 131 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội

4. Viện Sức Khỏe Nghề Nghiệp và Môi Trường

Đ/c: 57 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Xem thêm: Bảng giá xét nghiệm nước sinh hoạt tại Hà Nội

Lấy mẫu nước xét nghiệm nước như thế nào?

Sau đây là một số lưu ý khi lấy mẫu nước đem đi xét nghiệm, nếu không thực hiện đúng thì sẽ dẫn đến kết quả xét nghiệm không chính xác.

 Chai chứa mẫu nước thử Chai sạch bằng nhựa hoặc thủy tinh. Nút bằng nhựa hoặc thủy tinh (không được lót giấy vì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng nước thử )

 Vị trí lấy mẫu nước thử: Lấy nước trực tiếp từ nguồn nước mà bạn muốn xét nghiệm

 Lấy mẫu nước xét nghiệm lý hóa: Rửa sạch chai nhiều lần bằng nước nguồn. Cho nước vào đầy chai. Đậy kín nắp.

 Lấy mẫu nước xét nghiệm vi sinh, BOD, nitrits:  Nên chọn chai và nút thủy tinh, sấy tiệt trùng cả chai lẫn nút trước khi lấy mẫu. Khử trùng bên trong và ngoài vòi lấy mẫu và tay của người lấy mẫu bằng cồn. Cho nước vào đầy chai. Đậy kín nắp.

Hướng dẫn cách lấy mẫu nước xét nghiệm cho kết quả chính xác

 Dung tích mẫu: Tùy theo các chỉ tiêu xét nghiệm mà tính toán lượng mẫu cần lấy.

+ Xét nghiệm hóa lý 13 chỉ tiêu: 1 lít nước mẫu.

+ Xét nghiệm vi sinh: 0,5 lít mẫu giữ lạnh (không quá 24 giờ).

+ Xét nghiệm nước uống đóng chai: 4 lít nước mẫu để xét nghiệm lý hóa và 2 lít nước mẫu giữ lạnh để xét nghiệm vi sinh, chứa trong chai thành phẩm. Tất cả đều lấy đầy chai và đậy kín

 Bảo quản mẫu nước xét nghiệm: Mẫu phải được chuyển ngay đến phòng thí nghiệm để tránh các phản ứng sinh hóa xảy ra làm sai lệch kết quả. Trong trường hợp đặc biệt, cần gọi điện thoại đến Phòng tư vấn xét nghiệm nước để được tư vấn thêm về hóa chất bảo quản mẫu tùy theo từng chỉ tiêu xét nghiệm.
 

Nước sạch đảm bảo an toàn khi sử dụng cho gia đình

Lưu ý khi mang nước đi xét nghiệm

Trước khi mang nước đi xét nghiệm bạn cần xác định rõ mục đích sử dụng nước, bởi với mỗi mục đích thì sẽ có những tiêu chuẩn xét nghiệm nước riêng biệt. Ví Dụ

 Nước dùng trong sinh hoạt thì xét nghiệm dựa trên quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT 

 Nước dùng trong ăn uống thì xét nghiệm dựa trên quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT

 Nước dùng trong kinh doanh dây chuyền sản xuất nước tinh khiết, nước đóng bình đóng chai thì xét nghiệm dựa trên quy chuẩn QCVN 6-1:2010/BYT

Với mỗi quy chuẩn lại có hàng loạt tiêu chí cần xét nghiệm, bên cạnh đó đặc trưng nguồn nước ở từng vùng cũng có những điểm rất khác biệt. Cho nên, để kết quả xét nghiệm vừa chính xác mà vừa tiết kiệm chi phí thì bạn nên lựa chọn những chỉ tiêu cơ bản để xét nghiệm như Asen, Canxi, Amoni, Mangan và Sắt …