Danh mục sản phẩm
Sản phẩm tiêu biểu
- Dây chuyền lọc nước tinh khiết 100 lít/giờ
- Bộ lọc tổng biệt thự siêu cấp với 4 cột lọc
- Dây chuyền lọc nước tinh khiết 125 lít/giờ
- Bộ lọc tổng biệt thự 3 cấp làm mềm và diệt khuẩn
- Dây chuyền lọc nước tinh khiết 150 lít/giờ
- Bộ lọc tổng biệt thự 3 cấp chuyên làm mềm
- Dây chuyền lọc nước tinh khiết 200 lít/giờ
- Bộ lọc tổng biệt thự 3 cấp cơ bản GreenHouses
- Dây chuyền lọc nước tinh khiết 250 lít/giờ
- Bộ lọc tổng biệt thự nhập khẩu UF 1600L
Tin nổi bật
Quy trình làm bể lọc nước giếng khoan đơn giản cho hộ gia đình
Nước giếng khoan hiện nay vẫn được sử dụng rộng rãi từ thành thị đến nông thôn. Rất nhiều gia đình muốn tìm hiểu quy trình làm bể lọc nước giếng khoan đơn giản nhưng hiệu quả. Do đó, bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách xây bể lọc nước giếng cho hộ gia đình.
Như đã biết, nước là thành phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống. Tuy vậy hiện nay vẫn còn nhiều vùng, nhiều khu vực chưa có hệ thống cấp nước sạch. Do đó nhiều hộ gia đình phải tự khoan giếng để lấy nước sử dụng hoặc với mục đích là nước tự khoan thì không phải trả tiền. Tuy nhiên nguồn nước giếng khoan tự xử lý không đảm bảo chất lượng. Từ đó nguy cơ tiềm ẩn kim loại nặng và các chất có hại rất cao.
Đặc điểm của nước giếng khoan
- Màu, mùi do phèn, gây ố vàng quần áo và các vật dụng chưa nước
- Độ cứng cao, làm giảm khả năng tạo bọt của xà phòng, gây khô da,ảnh hưởng đến các thiết bị chứa nước,..
- Hàm lượng Mn, Fe trong nước ngầm cao, ảnh hưởng đến độ bền của người dùng, là tác nhân gây ra 1 số bệnh như Parkinson, đặc biệt là trẻ nhỏ.
- Chứa nhiều các khí H2S, Co2,…gây mùi.
Hà Nội là một trong những địa phương tập trung nhiều giếng khoan nhất. Theo thống kê, Hà Nội có trên 100.000 giếng khoan, chủ yếu tập trung ở các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng,..và những vùng ven hồ. Nước chủ yếu lấy từ nguồn nước bề mặt với độ sâu từ 25-30m. Với những vùng gần các dòng sông, bãi rác, chất thải và nước thải công nghiệp qua nhiều năm ngâm sâu vào lòng đất làm cho nguồn nước bị ô nhiễm, trong đó có các độc tố, hóa chất gây bệnh.
Nhìn chung, nếu nước giếng chưa qua xử lý hoặc xử lý không hợp lý thì chất lượng nước không thể đảm bảo, do đó, yêu cầu đặt ra là nên sử dụng bể lọc giếng khoan để xử lý nước trước khi đưa vào sử dụng.
Cách làm bể lọc nước giếng khoan đơn giản cho hộ gia đình
Bước 1: Xây bể lắng và giàn phun mưa
Đây là 1 phần rất quan trọng của quá trình xử lý, thông thường bể lắng có kích thước tùy thuộc vào công suất lọc, với gia đình thì thường là 1m3. Giàn phun được thiết kế đảm bảo chia tách nước thành các tia nước nhỏ để tiếp xúc với không khí trước khi vào bể lắng giúp sắt chuyển hóa sang dạng sắt 3 có thế được giữ lại bằng các hệ lọc phía sau.
Bước 2: Xây bể lọc nước giếng khoan
Cũng như bể lắng, bể lọc có kích thước tương đương dây dưới bể lắng để nước có thể tràn vào, bao gồm các lớp vật liệu như sau:
Lớp 1: Lớp sỏi đỡ có kích thước đường kính trung bình 5-7mm được trải đều 1 lớn 10cm dưới đáy bể. Lưu ý đáy bể đã đắt sẵn 1 đầu thu nước sát sàn bể để lấy nước sau lọc
Lớp 2: Lớp cát vàng có chiều dày 70-80cm đổ trên lớp sỏi đỡ
Lớp 3: Lớp cát đen có chiều dày khoảng 10cm đổ lên trên lớp cát vàng và san đều
Bước 3: Xây bể chứa nước giếng khoan
Bể chứa nước sau lọc qua bể lọc
Nguyên lý hoạt động của bể lọc nước giếng khoan gia đình như sau:
Nước được bơm từ nguồn đi qua giàn phun và rơi vào bể lắng. Từ bể lắng có 1 van xả nước cách đáy 20cm dẫn sang bể lọc. Từ bể lọc nước giếng khoan được lọc qua 3 tầng và đi vào bể chứa. Trong quá trình lọc lưu ý sau 1 thời gian lớp bùn màu đỏ sẽ xuất hiện gây cản trở quá trình lọc của bể lọc, khi đó chỉ cần cào lấy đi 1 lớp mỏng của lớp cát đen để loại bỏ lớp bùn là hệ lại có thể tiếp tục sử dụng.
Lưu ý: Để có thể xử lý tốt các thành phần trong nước, bạn nên tìm đến chuyên gia để tư vấn hệ lọc nước sinh hoạt đầy đủ. Tuy nhiên nó sẽ phù thuộc vào yêu cầu cụ thể, nguồn nước cũng như ngân sách của bạn.
Quy trình vận hành bể lọc nước giếng khoan
Xử lý nước ở bể lọc giếng khoan gồm 4 công đoạn:
- Giàn phun: Vì trong nước ngầm chứa nhiều Fe, Mn, sử dụng giàn phun có tác dụng làm thoáng, sử dụng oxi trong không khí để chuyển Fe (II) về Fe (III) kết tủa, sau đó có thể loại bỏ bằng phương pháp lắng và lọc.
- Bể lắng :Có tác dụng lắng hạt cặn có kích thước lớn, các chất rắn kết tủa từ quá trình làm thoáng.
- Bể lọc : với vật liệu lọc là cát, sỏi, than hoạt tính: Có tác dụng loại bỏ tạp chất, cặn có kích thước nhỏ hơn mà bể lắng chưa lắng được, loại bỏ vi khuẩn, màu, mùi và 1 số chất có hại khác.
- Bể chứa: Chứa nước sau lọc.
Nước giếng sau khi lọc có thể sử dụng để sinh hoạt. Tuy nhiên, tùy từng đặc điểm nguồn nước ở từng khu vực mà nước sau khi xử lý vẫn còn chứa 1 số chất có hại. Do đó, để có nguồn nước sạch phục vụ cho nhu cầu ăn uống và nấu nướng, cần sử dụng thêm máy lọc nước chuyên dùng xử lý nước giếng khoan để đảm bảo chất lượng nước theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.