Danh mục sản phẩm
Sản phẩm tiêu biểu
- Dây chuyền lọc nước tinh khiết 100 lít/giờ
- Bộ lọc tổng biệt thự siêu cấp với 4 cột lọc
- Dây chuyền lọc nước tinh khiết 125 lít/giờ
- Bộ lọc tổng biệt thự 3 cấp làm mềm và diệt khuẩn
- Dây chuyền lọc nước tinh khiết 150 lít/giờ
- Bộ lọc tổng biệt thự 3 cấp chuyên làm mềm
- Dây chuyền lọc nước tinh khiết 200 lít/giờ
- Bộ lọc tổng biệt thự 3 cấp cơ bản GreenHouses
- Dây chuyền lọc nước tinh khiết 250 lít/giờ
- Bộ lọc tổng biệt thự nhập khẩu UF 1600L
Tin nổi bật
Thực trạng ô nhiễm Asen ở Việt Nam theo báo cáo của Unicef
Mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam đều có nguy cơ nhiễm Asen. Thực trạng ô nhiễm Asen ở Việt Nam theo điều tra của UNICEF cho thấy. Asen có trong tất cả đất, đá, các trầm tích được hình thành từ nghìn năm trước tại Việt Nam, với nồng độ khác nhau. Thạch tín từ đá tan vào các mạch nước ngầm.
Thực trạng ô nhiễm Asen ở Việt Nam
Dựa vào nguồn gốc và đặc điểm di chuyển, tập trung của Asen có thể chia lãnh thổ Việt Nam ra 3 kiểu vùng có khả năng ô nhiễm Asen chủ yếu như sau: miền núi, đồng bằng, đới duyên hải.
Ở Việt Nam vào đầu những năm 1990, vấn đề ô nhiễm Asen được biết đến qua các nghiên cứu của Viện Địa chất và các Liên đoàn địa chất về đặc điểm địa chất thủy văn và đặc điểm phân bố Asen trong tự nhiên, các dị thường Asen. Theo nghiên cứu khảo sát phân tích nước bề mặt và các nguồn nước đổ ra sông Mã ở khu vực Đông-Nam bản Phúng, hàm lượng Asen trong các mẫu nước đều vượt quá 0,05mg/l.
Từ 1995 đến 2000, nhiều công trình nghiên cứu điều tra về nguồn gốc Asen có trong nước ngầm, mức độ ô nhiễm, chu trình vận chuyển… đã tìm thấy nồng độ Asen trong các mẫu nước khảo sát ở khu vực thượng lưu sông Mã, Sơn La, Phú Thọ, Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Nội,Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa… đều vượt Tiêu chuẩn cho phép đối với nước sinh hoạt của Quốc tế và Việt Nam.
Trước tình hình đó, trong hơn 2 năm (2003-2005), Chính phủ Việt Nam và UNICEF đã khảo sát về nồng độ Asen trong nước của 71.000 giếng khoan thuộc 17 tỉnh đồng bằng miền Bắc, Trung, Nam.
Mức độ ô nhiễm Asen tại Việt Nam
Kết quả phân tích cho thấy, nguồn nước giếng khoan của các tỉnh vùng lưu vực sông Hồng: Hà Nam, Nam Định, Hà Tây, Hưng Yên, Hải Dương và các tỉnh An Giang, Đồng Tháp thuộc lưu vực sông Mê Kông đều bị nhiễm Asen rất cao.
Tỷ lệ các giếng có nồng độ Asen từ 0,1mg/l đến > 0,5 mg/l (cao hơn Tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam và Tổ chức Y tế thế giới 10-50 lần) của các xã dao động từ 59,6 – 80%.
Theo bản tin TTXVN phát đi ngày 12/11/2006, ở 4 huyện cù lao An Phú, Phú Tân, Tân Châu và Chợ Mới (An Giang), đã phát hiện 544 trong số gần 2.700 giếng khoan có nguồn nước bị nhiễm Asen. Trong số giếng bị nhiễm thạch tín có 100 giếng bị nhiễm với hàm lượng vượt mức tiêu chuẩn nước sạch về ăn uống, 445 giếng bị nhiễm với hàm lượng vượt mức tiêu chuẩn về nước sạch sinh hoạt. Tác hại của Asen đối với sức khỏe là rất lớn.
Tại An Giang có tới 40% số giếng bị nhiễm Asen dưới 50ppb, 16% nhiễm trên 50ppb.Tình trạng nhiễm Asen tập trung tại 4 huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân và Chợ Mới.Tại Long An, trong tổng số 4.876 mẫu nước ngầm được khảo sát có 56% số mẫu nhiễm Asen.
Tại Đồng Tháp, tình hình cũng đáng báo động, khi có trên 67% số mẫu trong tổng số 2.960 mẫu nước ngầm được khảo sát đã phát hiện nhiễm Asen. Trong đó, huyện Thanh Bình có tỷ lệ nhiễm Asen cao với 85% số mẫu thử có hàm lượng trên 50ppb. Trên 51% số mẫu thử trong tổng số hơn 3.000 mẫu được khảo sát phát hiện đã nhiễm Asen tại Kiên Giang.
Có thể thấy tình trạng ô nhiễm Asen trong nguồn nước của các giếng khoan tại các xã là rất nghiêm trọng. Tỷ lệ các giếng có nồng độ Asen cao >0,1 mg/l (gấp hơn 10 lần tiêu chuẩn cho phép) ở hầu hết các xã chiếm từ 70% – 96%, trừ Mai Động có tỷ lệ thấp hơn (46%).
Tại Thành Phố Hồ Chí Minh, có nơi như quận Phú Nhuận mật độ giếng khoan tới 900 giếng/km2. Việc khoan giếng và khai thác nước dưới đất không có kế hoạch sẽ làm tăng khả năng ô nhiễm và suy thoái chất lượng nguồn nước dưới đất. Mức độ ô nhiễm Arsen (thạch tín)trong nước ngầm, nước đóng chai, nước cấp nông thôn, trong đất ở TP HCM là không đáng kể,có thể xem là chưa bị nhiễm bẩn Arsen.